Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Đái tháo đường (14/11/2022); (Bác sĩ. Võ Hùng Phước)

BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bệnh do rối loạn chuyển hóa đường vì thiếu hoặc giảm Insulin của tuyến tụy làm cho nồng độ đường trong máu vượt cao ngưỡng lọc của thận nên bị thải ra ngoài qua nước tiểu.

  1. Đái tháo đường đang là một vấn đề nan giải

– Các biến chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, lao động của người bệnh, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến của bệnh. Các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra như bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy thận, liệt dương, thoái hoá võng mạc mắt, nhìn mờ, viêm dây thần kinh, dễ bị các bệnh nhiễm trùng, hoại thư;

– Trên thế giới ước tính có trên 220 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường;

– Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh chung hiện nay là 2,7% dân số, vùng thành thị tỷ lệ cao hơn (4,4%).

  1. Khi mắc bệnh đái tháo đường có các triệu chứng:
    –  Người bệnh thèm ăn, ăn nhiều, nhiều người gầy sút nhanh, trẻ chậm phát triển;
    –  Khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều, nhất là ban đê;
    –  Nước tiểu có nồng độ đường cao, ruồi bâu, kiến đậu, khi khô thường để lại các vết bẩn hoặc mảng trắng;
    –  Người đái tháo đường thường dễ bị dị cảm và nhiễm trùng;
    – Ở những người béo phì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng, người béo phì độ I có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên gấp 4 lần, người béo phì độ II tỷ lệ bệnh tăng lên 30 lần so với bình thường. Người ít hoạt động thể lực, người cao tuổi tỷ lệ mắc đái tháo đường cũng cao hơn.
  2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường:

Cần xét nghiệm máu đo đường huyết lúc đói, theo tổ chứ y tế thế giới, chẩn đoán xác định đái tháo đường khi nồng độ Glucose trong huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l hoặc nồng độ Glucose trong máu toàn phần lúc đói ≥ 6,1 mmol/l.

 Khi mắc bệnh đái tháo đường cần chú ý:

  1. – Kiểm tra đường huyết theo quy định;

– Uống thuốc điều trị bệnh điều độ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ;
– Ăn đủ chất đạm, béo, tinh bột, vitamin, muối khoáng, nước với lượng và tỷ lệ hợp lý; ăn đúng giờ, không quá đói, không quá no; ăn nhiều bữa nhỏ (4-6 bữa/ngày), ăn bữa phụ vào buổi tối để tránh hạ đường huyết vào ban đêm; ăn giảm chất béo, tăng chất xơ, dùng các loại thực phẩm có lượng đường ít như: khoai lang, khoai sọ, sắn, củ từ…;
– Hãy mang theo người: kẹo cứng, nước trái cây, nho khô, hay các loại bánh chứa nhiều đường trong túi để dùng khi đường trong máu của bạn bị xuống thấp.

             

Bài tuyên truyền được đăng tải lên trang tin của Trung tâm y tế Đồng Xuân

BS.Võ Hùng Phước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.